Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

9 ưu điểm của máy pha cà phê Sinbo là gì

9 ưu điểm của máy pha cà phê Sinbo là gì

Bạn thấy mệt mỏi buồn ngủ? Bạn muốn uống cà phê mà không có thời gian đun nước, pha chế? Hãy chọn máy pha cà phê Sinbo tự động để có những cốc cà phê thơm ngon mà không mất công sức. Sản phẩm có đến 9 ưu điểm:


1. Máy vận hành tự động và có khả năng tạo ra một ly cà phê thơm ngon trong thời gian ngắn giúp bạn lấy lại tỉnh táo để làm việc mà không cần tốn quá nhiều công sức như trước.

2. Sinbo sở hữu khả năng pha cà phê nhanh chóng, chỉ trong thời gian ngắn là bạn đã có ngay một ly thơm ngon để nạp lại năng lượng tiếp tục chiến đấu với công việc.


3. Máy của Sinbo vận hành theo cơ chế tự động, bạn chỉ cần bỏ cà phê vào bộ lọc và chờ đợi trong chốc lát là đã có thể thưởng thức một ly cà phê thơm ngon.

4. Máy còn có khả năng giữ ấm cực tốt giúp bạn luôn có cà phê nóng để sử dụng mà không cần tốn thời gian, công sức để pha lại lần nữa.

9 ưu điểm của máy pha cà phê Sinbo là gì

5. Thân bình Sinbo được làm từ chất liệu thủy tinh cao cấp, chịu nhiệt tốt tạo cảm giác an toàn cho bạn khi sử dụng.

6. Dung tích lớn 1.2 lít máy pha cà phê đa năng Sinbo giúp bạn dễ dàng hơn trong việc pha cà phê mời bạn bè và đồng nghiệp.


7. Bên cạnh đó, máy còn trang bị 2 vạch báo mực nước ở 2 bên bình giúp bạn dễ dàng nhận biết được mực nước và lượng cà phê có sẵn trong máy.

8. Máy sở hữu những đường nét tinh tế, màu sắc trang nhã góp phần tăng thêm nét tiện nghi cho gian phòng của bạn.


9. Máy pha cafe của Sinbo có thiết kế nhỏ gọn giúp bạn dễ dàng hơn trong việc di chuyển máy đến những khu vực khác mà không tốn nhiều công sức. 

Megahome - Chuyên cung cấp các loại máy pha cà phê.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Mẹo hay: Thanh lọc không khí trong nhà với cây trồng

Mẹo hay: Thanh lọc không khí trong nhà với cây trồng


Bạn đang sống trong không gian chật hẹp khiến không khí ngột ngạt, nóng bức? Thảm trải sàn, sơn tường gây mùi và hóa chất không tốt cho sức khỏe trong không gian nhà bạn? Hãy trồng những loại cây sau để thanh lọc không khí, giải độc cho gia đình:

1. Cây lô hội.



Cây phát triển nhanh, chịu được khô, nóng và ưa sáng. Lô hội có thể bày trên bàn làm việc, bệ cửa, bàn nước…

Rất quen thuộc với các quý bà quý cô vì lô hội là một sản phẩm làm đẹp và lành da rất kỳ diệu. Nếu bị bỏng hay quầng thâm quanh mắt, bạn có thể lấy ngay cành cắt ra xoa vào rất có hiệu quả. Mặt khác, lô hội hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên thích hợp đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng ngày.

2. Phất dụ mảnh.



Cây vùng nhiệt đới, thân cột mảnh, cao, phân nhánh ít, nhỏ. Lá tập trung ở đầu cành, dạng thuôn hẹp hình dải. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần thích hợp làm cây trang trí nội thất, nhu cầu nước trung bình. Phù hợp với căn phòng có trần nhà cao và ánh sáng mặt trời vừa phải.

Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, trichloroethylene, formaldehyde vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu, và chống thấm.

3. Cây thu hải đường trường sinh.



Đặt trong một khu vực có ánh sáng mặt trời phong phú, cây sẽ ra những cụm hoa trắng, hồng, đỏ rất đẹp mắt. Cây cần môi trường sinh sống được tưới tiêu nước tốt, có độ ẩm cao.

Cây có thể lọc tốt benzene và các hóa chất được sinh ra bởi toluene, vốn có trong một số loại sáp và chất kết dính. Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính... Tiếp xúc với toluene trong thời gian đủ dài có thể bị bệnh ung thư.

4. Cây trầu bà.

Mẹo hay: Thanh lọc không khí trong nhà với cây trồng


Là loại cây leo rất dễ trồng, lá hình tim, xanh thẫm có gân màu vàng hay màu kem. Có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng sẽ làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn rất nhiều.

Giống như nhiều cây dây leo khác, trầu bà khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà. 

5. Cây lưỡi hổ.



Loại cây này phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp oxy của hầu hết các cây). Hãy đặt một chậu gồm 2 cây trong phòng ngủ của bạn để tăng oxi trong khi bạn ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính.

Ngoài việc làm giảm carbon dioxide, cây lưỡi hổ còn làm giảm formaldehyde, benzene trong không khí.

6. Cây dương xỉ Mỹ.



Loại cây này phù hợp với giỏ treo trong nhà. Nó được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất, nhưng nhu cầu về độ ẩm khá cao.

Cây hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.

7. Cây trúc mây.



Cây dễ trồng, đẹp mắt. Cao 1-2 m, gốc có nhiều rễ phụ và chồi bên. Thân nhẵn, đốt đều đặn, mang nhiều bẹ khô do lá rụng để lại. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, thích hợp làm cây trồng nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhu cầu nước trung bình.

Cây lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may, và thuốc nhuộm.

8. Lan ý.



Đây là cây xứ nóng, thân thảo, thích nghi với môi trường có ít ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên và độc hại cho vật nuôi... Cụm hoa có một màu trắng dày trên cành thẳng đứng, trông rất kiêu sa. Lan Ý thích hợp trồng trong chậu nhỏ trong nhà, văn phòng hay bồn ngoài hiên, sảnh...

Cây có thể lọc được benzene VOC, một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylen, vốn được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa.

9. Cây thường xuân.



Loại cây dây leo này phát triển mạnh trong không gian nhỏ. Nó cũng phát triển tốt ở trong phòng có cửa sổ hay nắng nhạt.

Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.

10. Cây dây nhện.



Loại cây này thường có thân dài, cuối thân dây điểm hoa trắng nhỏ hình ngôi sao. Có giống lá xanh tuyền hay lá xanh sọc trắng. Chỉ cần tưới khi nào đất gần khô. Cây ưa bóng râm vừa hay ngoài nắng. Đây là một lựa chọn tốt cho người mới làm vườn.

Đặt một chậu cây trên bệ hay treo một giỏ ngoài cửa sổ đầy nắng, cây sẽ giúp bạn lọc formaldehyde, benzene phân tử trong không khí.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Bạn dùng gì đựng đồ đạc trong gia đình?

Bạn dùng gì đựng đồ đạc trong gia đình?


Xã hội ngày càng phát triển, trong những ngôi nhà sang trọng không thể thiếu những hộp, giỏ đựng những loại đồ dùng nhỏ, đồ linh tinh. Không chỉ khiến ngôi nhà gọn gàng, sạch sẽ, những chiếc hộp đẹp còn góp phần trang trí cho không gian trong nhà.

Một số loại hộp, giỏ đựng đồ nên mua:



- Túi đựng đồ chấm bi với chất liệu cao cấp, ưu điểm rất nhẹ, mềm mại, thoáng khí, lại rất bền, không chứa các chất độc hại, có tính thẩm mỹ cao, có thể giặt rửa, sử dụng được nhiều lần sẽ là sản phẩm lý tưởng cho bạn.

Bạn dùng gì đựng đồ đạc trong gia đình?

- Hộp đựng đồ có nắp Kido được thiết kế chắc chắn, hạn chế nấm mốc và vi khuẩn lưu trú, có nắp kín, là lựa chọn khéo léo để đựng đồ nữ trang, vật dụng, dễ tìm kiếm. Thiết kế đẹp mắt, chất lượng bền đẹp, chống va đập mạnh.


- Giỏ lưới Ikea thiết kế đẹp mắt, sang trọng, có thể gắn chặt lên tường trong phòng khách, phòng tắm và các khu vực ẩm ướt, dùng để lưu trữ quần áo, khăn ....


- Set 3 hộp đựng đồ Ikea đẹp mắt, sang trọng, chất liệu cao cấp không rỉ, không phai màu, có sơn tĩnh điện an toàn.



- Hộp vải trang trí đậm chất thủ công mỹ nghệ, miệng túi ở trên tiện cho việc cất giữ và lấy đồ đạc, chân đứng vững chắc không sợ nghiêng, đổ.


Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Lô hội tốt ... nhưng không nên dùng nhiều

Lô hội tốt ... nhưng không nên dùng nhiều


Theo quyển "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của giáo sư Đỗ Tất Lợi, lô hội là một vị thuốc bổ (liều nhỏ 0,05-0,10 g) giúp tiêu hóa vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Nhưng nếu dùng liều cao, nó là một vị thuốc tẩy mạnh nhưng tác dụng chậm, gây xung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột già. Viên nhuận tràng chứa 0,08 g bột lô hội, dùng chữa táo bón, khó tiêu vì thiếu nước mật, vàng da, yếu gan, yếu ruột. Trẻ em dưới 15 tuổi không dùng được.


Gần đây, một số thày thuốc cũng đã cảnh báo về việc lạm dụng nước lô hội để giải khát. Theo Đông y sĩ Dương Thành Phát (TP HCM), các loại thảo dược cũng có tác dụng phụ; chúng có thể không biểu hiện ngay mà tiềm ẩn lâu dài. Ông Phát từng gặp một người cao tuổi bị rối loạn nhịp tim sau 1 tuần uống nước lô hội với mục đích nhuận tràng; người này vốn bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Nhiều gia đình mua nước giải khát lô hội để sẵn trong tủ lạnh. Nếu trẻ dùng nó để uống thay nước lọc thì rất tai hại, nhất là với những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.


Theo Từ điển Bách khoa dược học, liều 20-50 mg bột nhựa khô lô hội (tương đương 1-2 lá tươi) giúp ăn ngon, kiện tì vị, nhuận gan, lợi mật. Liều 50-100 mg (tương đương 2-5 lá tươi) giúp nhuận tràng, tẩy nhẹ; liều 300- 500 mg (tương đương 10-20 lá tươi) có tác dụng tẩy mạnh. Nhựa khô lô hội dùng liều cao có thể gây ngộ độc. Tài liệu này cũng lưu ý không dùng lô hội cho trẻ em.


Theo dược sĩ Bùi Kim Tùng (TP HCM), cây lô hội còn gọi là lưỡi hổ (tên khoa học là Aloe vera hay Aloe barbadensis). Người ta thường bóc vỏ lấy cùi lá., ép lấy nước và xử lý. Nước ép này có tính mát và nhuận tràng nhẹ, nhưng không ngọt và an toàn bằng sương sâm, thạch... Aloe vera gel được bán tràn lan ở các siêu thị và được quảng cáo là thần dược.


Nước ép cùi lá cây lô hội có tác dụng làm mềm da, chống viêm và kháng khuẩn. Tuy nhiên, nước ép toàn lá lại có thêm chất nhựa nên không được dùng làm đẹp. Những trường hợp kể trên bị dị ứng là do dùng lá cây lô hội không lột lớp vỏ ngoài.



Lô hội có thành phần khác nhau tùy theo loài cây, nơi trồng và cách làm. Một vài chất trong lô hội bị nghi ngờ là tác nhân gây ung thư đại tràng. Ngoài ra, nó còn có phản ứng tương tác với một số chất khác. Người bệnh tim tránh dùng nó vì có nguy cơ gây loạn nhịp tim. Đông y xếp lô hội vào loại thuốc tẩy xổ và trục thủy, dùng nhiều sẽ làm tổn thương tân dịch và chính khí.

Theo Nhà kho - Làm vườn.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Thâm canh bổ luống trồng rau như thế nào?

Thâm canh bổ luống trồng rau như thế nào?


Phương pháp thâm canh có nghĩa là trồng cây trên một dải đất rộng, thông thường khoảng 30cm đến 1m2 tùy trường hợp.

- Vì phương pháp này đòi hỏi cách làm thủ công nên điều quan trọng là không để những ô đất quá to để bạn có thể tiếp cận và thao tác dễ dàng.


- Phương pháp này giảm được một lượng lớn phần đất dùng cho đường đi, nhưng các cây trồng có khoảng cách gần hơn buộc bạn phải chăm sóc chúng bằng tay, nhổ cỏ và xới đất bằng tay thay vì sử dụng máy.

- Một phiên bản đặc biệt của phương pháp thâm canh là “phương pháp mét vuông”, phân chia khu vườn thành những ô đất có kích thước khoảng 1 – 1.2 mét. Cách làm này cho phép bạn trồng được nhiều cây hơn cùng một lúc.

Thâm canh bổ luống trồng rau như thế nào?

- Phương pháp thâm canh cho phép bạn thiết kế khu vườn của mình, đặc biệt khi bạn muốn làm một khu vườn trong sân trước nhà. Một giải pháp tuyệt vời để trồng xen lẫn các loại rau với cây cảnh khác.

Phương pháp bổ luống chắc là điều xuất hiện đầu tiên trong đầu khi bạn nghĩ về một vườn rau xanh, đó là tạo các luống rau trong vườn. Cách bổ luống rất phù hợp với những khu vườn rộng và nó cho phép bạn dễ dàng di chuyển cũng như sử dụng một số thiết bị máy móc như máy xới cỏ, làm tơi đất trước khi gieo hạt hoặc trồng cây.


- Bạn nên để khoảng cách giữa các luống rau ít nhất từ 40 – 50 cm, như vậy bạn mới có không gian di chuyển và làm việc. Khi bạn “phác thảo” khu vườn của mình, hãy đặt những cây cao ở phía Bắc của khu vườn. Điều này bao gồm cả những cây cao tự nhiên như cà chua và các loại cây có thể phát triển nhờ những hỗ trợ như đậu Hà Lan, dưa chuột và đỗ quả.


- Nhược điểm của cách phân chia khu vườn thành các luống là bạn không trồng được nhiều loại rau trong một không gian nhỏ vì phần đất được sử dụng làm đường đi nhiều hơn phần đất dành để trồng cây. Vì thế, hình thức này không được yêu thích.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Cây thuốc giải độc cơ thể dễ kiếm đến không ngờ

Cây thuốc giải độc cơ thể dễ kiếm đến không ngờ


Trong những vị thuốc giải độc khi bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc ... có rất nhiều cây thuốc giải độc luôn có sẵn xung quanh chúng ta và cực kì dễ kiếm, có thể kể đến một số cây thuốc giải độc điển hình sau đây:

1, Rau Mùi thường dùng để chữa ngộ độc thức ăn bằng cách lấy khoảng 120g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.


2, Rau Má vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu. Để giải độc lá ngón hoặc say sắn lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống; để chữa ngộ độc nấm cũng làm như trên hoặc lấy rau má 160g đem sắc với 80g đường phèn lấy nước uống hoặc lấy 160g rau má và 400g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.


3, Sắn Dây còn gọi là cát căn, y học cổ truyền thường dùng lá, hoa, rễ củ và bột để giải độc bằng cách: Lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống; bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống; lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.


4, Ở nước ta có nhiều loại cây Mua, người ta hay dùng cây mua lùn để làm thuốc. Thường dùng để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn (lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống).

Cây thuốc giải độc cơ thể dễ kiếm đến không ngờ

5, Cây Bòn Bọt hay còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, được dùng để chữa rắn độc cắn bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương hoặc dị ứng sơn (lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, còn được dùng để chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…


6, Cây Kim Ngân trong Y học cổ truyền thường dùng cành lá và hoa để chữa bệnh và giải độc bằng cách mỗi ngày dùng 12g hoa (kim ngân hoa) hay 20g cành lá (kim ngân đằng) sắc lấy nước uống. 

Nước sắc kim ngân được dùng để giải độc do cà độc dược, cỏ sữa lá to, hạt dây cam thảo, lá ngón và nấm độc. Có thể dùng lá kim ngân tươi nhai kỹ rồi nuốt lấy nước. Kim ngân thường dùng riêng hoặc kết hợp với bồ công anh, sài đất.


7, Cây Đậu Xanh vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Để giải độc lấy 100g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, chế nhiều nước rồi uống hoặc nhai luôn 1-2 nắm hạt sống rồi uống nhiều nước. 


Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống. Cũng có thể dùng bột đậu xanh hoà với nước nguội để uống. Hạt đậu xanh dùng giải độc trong mọi trường hợp, đặc biệt khi say sắn và ngộ độc nấm.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Kinh nghiệm chiết cây ăn quả của nhà nông

Kinh nghiệm chiết cây ăn quả của nhà nông


Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính đơn giản, dễ làm, tỷ lệ sống cao, thuận tiện cho việc chuyển giao giống tốt cho các hộ làm vườn quy mô nhỏ. Cây chiết sinh trưởng, phát triển nhanh, thân cây thấp, tán gọn dễ chăm sóc, ra quả sớm và nhanh cho thu hoạch.

Song chiết cành cũng có hạn chế nhất định như cây chiết nhanh cỗi, cây không vững vàng, hệ số nhân giống thấp và gây tổn thương cây mẹ. Song nếu được chăm sóc cẩn thận cây chiết vẫn có thể cho thu hoạch quả tới 20 – 30 năm.


Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn.


Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây ... để bó bầu chiết. Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà (đất có thể vê thành “con giun”, nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay). Một bầu chiết đường kính từ 6-8 cm, trọng lượng 150 – 300 g, chiều cao bầu đất 10-12 cm. Không nên làm bầu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cây khó ra rễ.


Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán,  để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn.

Dùng dao sắc khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5 cm, cách gốc cành 10-15 cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh. Dùng dao cạo sạch chất nhờn trên mặt gỗ để loại bỏ lớp tế bào tượng tầng, dùng giẻ lau sạch vết cắt.


Chọn ngày có thời tiết tốt (trời nắng), dùng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau. 

Các loại cây có nhiều nhựa mủ như hồng xiêm, trứng gà thì nên phơi nắng tối thiểu 7 ngày sau đó mới bó bầu, còn các giống ít nhựa mủ hơn như các cây có múi, nhãn, vải... thì nên phơi nắng tối thiểu 2-3 ngày sau đó mới bó bầu. 


Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như đất bó bầu, giấy nilon, dây bó... Dùng nguyên liệu đất đã chuẩn bị, giàn đất mỏng đều đủ bó xung quanh cành, dùng giấy nilông quấn xung quanh bầu, lấy dây buộc chặt hai đầu túi bầu, buộc chặt không cho bầu chiết xoay tròn.

Sau khi chiết từ 45-60 ngày, tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả khác nhau, quan sát thấy rễ mọc ra. Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm. Sau giâm cành chiết từ 45-60 ngày có thể đánh cây đi trồng.

 

Copyright @ 2013 Nhà kho - làm vườn.

Designed by Templateify & CollegeTalks